9 cách nâng tầm trải nghiệm nhân viên

Trải nghiệm nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng môi trường làm việc tích cực, tạo sự cam kết và đóng góp vào sự thành công của công ty. Không chỉ đơn thuần là về các lợi ích và chế độ đãi ngộ, trải nghiệm nhân viên còn liên quan đến cảm giác hài lòng, phát triển bản thân, và mức độ hài lòng công việc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về trải nghiệm nhân viên là gì và cung cấp 10 cách cải thiện chiến lược trải nghiệm nhân viên hiện có của công ty một cách hiệu quả.

Trải nghiệm nhân viên là gì?

Trải nghiệm nhân viên là tổng thể những trải nghiệm mà một nhân viên có được khi làm việc tại một tổ chức. Điều này bao gồm môi trường làm việc, văn hóa công ty, chế độ đãi ngộ, cơ hội thăng tiến, sự công nhận công việc, và mức độ hỗ trợ từ đồng nghiệp và lãnh đạo. Một trải nghiệm nhân viên tích cực và đáng nhớ có thể tạo ra sự cam kết cao hơn, giảm tỷ lệ nghỉ việc và tăng cường hiệu suất làm việc.

Đọc thêm: 5 nguyên tắc “vàng” để phát triển Trải nghiệm nhân viên

9 cách cải thiện trải nghiệm nhân viên hiệu quả

1. Đề cao giao tiếp

Chìa khóa để cải thiện mối quan hệ với nhân viên cũng giống như trong bất kỳ mối quan hệ nào khác – đó chính là giao tiếp.

Hầu hết các nhà lãnh đạo nhân sự và chuyên gia kinh doanh đều đồng ý rằng giao tiếp là quan trọng, nhưng cuối cùng họ dành nhiều thời gian hơn để giao tiếp với đối tác hoặc khách hàng hơn là với nhân viên của họ.

Giao tiếp minh bạch và mở giữa lãnh đạo và nhân viên là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm nhân viên. Hoạt động này giúp xây dựng sự tin tưởng, đồng tình và cam kết trong công ty. Đồng thời lắng nghe ý kiến và đề xuất của nhân viên giúp họ cảm thấy được đánh giá cao và quan trọng trong quá trình đóng góp vào công ty. 

2. Văn hoá phản hồi

Cách tốt nhất để biết nhân viên của bạn cần gì ở bạn là hỏi trực tiếp họ và lắng nghe khi họ phản hồi. Đây là nền tảng quan trọng trong việc xây dựng môi trường làm việc tích cực và giúp ích cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Sự tôn trọng đối với ý kiến và phản hồi từ nhân viên là chìa khóa để tạo ra môi trường làm việc hài hoà và tích cực. Với người quản lý là trung tâm, điều này có thể thúc đẩy sự đóng góp và cam kết của nhân viên, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc và thành công của doanh nghiệp.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, ngày càng có nhiều công cụ giúp thu thập phản hồi của nhân viên. Chẳng hạn như bảng hỏi, form đánh giá hay công cụ quản lý hiệu suất. Thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân viên giúp người quản lý biết được những điểm hài lòng hoặc không hài lòng của nhân viên với công ty.

10 cách cải thiện trải nghiệm nhân viên hiệu quả

3. Đặt nhân viên làm trọng tâm

Phương pháp này tưởng chừng như đơn giản, nhưng điều khó nhất và quan trọng nhất là phải tập trung vào trải nghiệm của nhân viên ở mọi bước trong vòng đời của nhân viên. Từ khi onboarding đến khi họ rời khỏi công ty, hãy xem mỗi tương tác là một cơ hội để tạo ra trải nghiệm tích cực cho nhân viên.

Đọc thêm: 7 giai đoạn của vòng đời nhân viên là gì?

Ví dụ: Tự đặt mình vào các giai đoạn trong vòng đời của nhân viên để trả lời các câu hỏi như:

  • Quy trình tuyển dụng của chúng tôi có công bằng không?
  • Những nhân viên mới có lĩnh hội được các giá trị của công ty trong quá trình onboarding không?
  • Nhân viên có cảm thấy họ đang phát triển cùng công ty không?
  • Làm thế nào để nhân viên cũ luôn nhớ lại về khoảng thời gian của họ với công ty khi họ rời đi?
  • Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ cho phép bạn nhìn lại toàn bộ chiến lược thiết kế trải nghiệm nhân viên của mình từ góc độ của nhân viên và có thể chỉ ra những điểm cần cải thiện.

4. Thúc đẩy Đa dạng và Hòa nhập

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Russell và Reynolds vào năm 2017 cho thấy lợi ích bất ngờ mà một công ty đa dạng và gắn kết đem lại, bao gồm:

  • Giảm tỷ lệ nghỉ việc
  • Tăng mức độ gắn bó của nhân viên
  • Tăng sức sáng tạo
  • Tăng “cảm giác thuộc về” của nhân viên với công ty 

Đặc biệt, những công ty có chiến lược thúc đẩy sự đa dạng và hoà nhập giữa nhân viên một cách bài bản thậm chí còn nhận thấy những lợi ích lớn và rõ ràng hơn 

5. Để nhân viên làm những công việc có mức độ ảnh hưởng nhất định

Theo một nghiên cứu của Deloitte, tổ chức lý tưởng sẽ cung cấp cho nhân viên của mình những hoạt động khiến họ cảm thấy công việc của mình có ý nghĩa:

  • Khuyến khích quyền tự chủ: Trao quyền cho nhân viên của bạn bằng cách cho phép họ sắp xếp môi trường làm việc theo những cách giúp họ hoàn thành công việc tốt nhất. 
  • Tạo các nhóm nhỏ, độc lập: Hoan nghênh những ý tưởng mới, công nhận và khuyến khích nhân viên của bạn thường xuyên, đồng thời trao cho các thành viên trong nhóm quyền đưa ra quyết định. Nếu quản lý chưa tin tưởng nhân viên có thể hoàn thành những việc quan trọng, hãy bắt đầu cân nhắc đến việc đào tạo họ những điều cần thiết để họ dần dần trở thành những nhân viên tự chủ.
Trải nghiệm nhân viên là gì?

6. Tinh thần ủng hộ

Những nhà quản lý giỏi làm cho nhân viên cảm thấy được ủng hộ trong mọi hoạt động hàng ngày. Ví dụ, họ đặt ra các mục tiêu rõ ràng và minh bạch cho các nhóm nhân viên nhỏ và tổng hợp lại thành quyết định lớn của cả công ty.

Các nhà quản lý giỏi cũng tham gia Coaching cho nhân viên bằng cách đưa ra phản hồi thường xuyên, khuyến khích nhân viên học hỏi từ những người khác, xây dựng sự tự tin của họ và hỏi một cách chân thành cách họ có thể giúp nhân viên đạt được mục tiêu của mình.

7. Tạo ra một môi trường làm việc tích cực

Một môi trường vui vẻ giúp nhân viên cảm thấy được coi trọng và động viên. Xây dựng văn hóa công nhận là một cách tuyệt vời để khiến nhân viên cảm thấy được trân trọng đồng thời thúc đẩy những người khác đạt được thành công tương tự.

Cơ chế khen thưởng, khuyến khích nhân viên viết các bài đăng blog nổi bật trên trang web của tổ chức hoặc thậm chí chia sẻ thành công của họ trên các kênh truyền thông của công ty, là những cách tuyệt vời để giới thiệu thành tích của nhân viên. Các hoạt động này không chỉ khiến nhân viên cảm thấy được công nhận mà còn tạo động lực để họ tiếp tục cống hiến.

8. Cung cấp cơ hội phát triển 

Nghiên cứu của DecisionWise cho thấy chỉ 43% nhân viên cảm thấy rằng công việc họ đang làm cho họ cơ hội tốt để thăng tiến và phát triển. Đây là một thống kê đáng báo động vì nghiên cứu cũng cho thấy rằng những nhân tài sẽ chỉ ở lại khi họ nhìn thấy ý nghĩa của công việc đang làm

Có nhiều loại cơ hội phát triển mà bạn có thể cung cấp cho nhân viên để cải thiện trải nghiệm của họ với công ty, bao gồm:

  • Tăng lương
  • Giao cho nhân viên những nhiệm vụ quan trọng hơn
  • Chức danh nghề nghiệp “ấn tượng” hơn
  • Chương trình training mang tính chuyên môn
  • Gặp gỡ vui vẻ ngoài giờ làm

9. Trau dồi niềm tin vào người lãnh đạo

Để nhân viên hoàn toàn tin tưởng vào bộ máy lãnh đạo, nhân viên của bạn cần nhận thức được sứ mệnh và mục đích của công ty. Các thông tin được truyền đạt từ quản lý phải luôn trung thực, minh bạch và truyền cảm hứng.

Nhân viên của bạn cũng cần được cảm thấy rằng công ty đang liên tục đầu tư vào họ vì họ cũng đang đầu tư rất nhiều thời gian và công sức vào công ty.

Lược dịch từ: Lumapps – 10 cách cải thiện trải nghiệm nhân viên

Kết luận

Cải thiện chiến lược trải nghiệm nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng giúp xây dựng môi trường làm việc tích cực và giữ chân nhân viên tài năng. Từ việc xây dựng văn hóa công ty tích cực đến đào tạo và phát triển, mỗi bước cải thiện nhỏ đều có thể đóng góp vào sự thành công lâu dài của công ty. Nhớ rằng, khi nhân viên cảm nhận được giá trị của mình, họ sẽ dành tình cảm và cống hiến cho công ty với sự hứng thú và đam mê

Nếu bạn đang mong muốn tìm hiểu về trải nghiệm nhân viên để thu hút và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp, tham khảo khóa học Thiết kế và triển khai hành trình Trải nghiệm nhân viên xuất sắc của ACEX.