Xây dựng văn hoá Coaching và Mentoring tại doanh nghiệp

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc thu hút và giữ chân nhân viên tài năng đã trở thành một trong những yếu tố quyết định thành công của một tổ chức. Để thu hút và giữ chân nhân tài, việc tạo ra một trải nghiệm làm việc tích cực là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách áp dụng văn hoá Coaching và Mentoring tại nơi làm việc.

Coaching và Mentoring tại nơi làm việc là gì?

Coaching

Đây là một quá trình tương tác giữa một người huấn luyện (coach) và một người được huấn luyện (coachee). Coaching nhằm mục đích tạo ra hiệu suất tối ưu và cải tiến trong công việc. này tập trung vào cải thiện các kỹ năng với mục tiêu cụ thể, đồng thời cũng có thể tác động đến các kỹ năng mềm của một cá nhân như khả năng tương tác xã hội hoặc sự tự tin. Quá trình này thường kéo dài trong một khoảng thời gian xác định hoặc tạo cơ sở cho phong cách quản lý của công ty.

Mentoring

Mentoring là quá trình hướng dẫn và hỗ trợ từ một người có kinh nghiệm và hiểu biết (mentor) đối với một người có ít kinh nghiệm và muốn học hỏi (mentee). Đây là quá trình đòi hỏi các kỹ năng như: đặt câu hỏi, lắng nghe, làm rõ và điều chỉnh lại.

Các mối quan hệ Mentoring hoạt động tốt nhất khi Mentor không đơn giản chỉ “Cầm tay chỉ việc”. Một mối quan hệ Mentor – Mentee hiệu quả là khi cả hai người đều cùng tham gia thảo luận, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau.

Tại sao Coaching và Mentoring lại quan trọng tại nơi làm việc?

Tại sao Coaching và Mentoring lại quan trọng tại nơi làm việc

Phát triển cá nhân

Coaching và Mentoring giúp nhân viên phát triển một cách toàn diện về cá nhân, cải thiện kỹ năng, khám phá tiềm năng và xây dựng lòng tự tin trong công việc. Nhờ sự hỗ trợ từ coach và mentor, nhân viên có thể nắm bắt và phát triển những yếu tố cần thiết để thành công trong sự nghiệp và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

Tăng cường hiệu suất làm việc

Coaching và Mentoring giúp tăng cường hiệu suất làm việc của nhân viên thông qua việc cung cấp hướng dẫn, phản hồi và lời khuyên chuyên môn. Những người được hỗ trợ thông qua quá trình này sẽ nắm vững kỹ năng và phương pháp hiệu quả, từ đó đạt được kết quả tốt hơn trong công việc hàng ngày.

Xây dựng môi trường làm việc tích cực

Văn hoá Coaching và Mentoring giúp xây dựng môi trường làm việc tích cực và khỏe mạnh. Nhân viên cảm thấy được quan tâm, hỗ trợ và đánh giá cao, tạo động lực và tinh thần làm việc, gắn kết quan hệ nhân viên.

Đọc thêm: Trải nghiệm nhân viên xuất sắc là chìa khóa cho cài đặt văn hoá doanh nghiệp thành công

Ví dụ về Coaching và Mentoring tại nơi làm việc

Ví dụ về Coaching

Một nhân viên mới gia nhập công ty và có khát khao phát triển kỹ năng lãnh đạo. Người quản lý của anh ta quyết định cử một coach có kinh nghiệm trong lĩnh vực lãnh đạo đến hỗ trợ anh ta. Qua quá trình Coaching, nhân viên được hướng dẫn xây dựng kỹ năng lãnh đạo, tăng cường khả năng giải quyết vấn đề và xây dựng mục tiêu phát triển cá nhân.

Ví dụ về Mentoring

Một nhân viên đã làm việc trong công ty một thời gian dài và muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Người quản lý của anh ta quyết định kết nối anh ta với một giám đốc kinh doanh có kinh nghiệm trong thị trường quốc tế. Qua quá trình Mentoring, nhân viên được mentor chia sẻ kinh nghiệm, chiến lược và bí quyết thành công trong kinh doanh quốc tế.

Làm thế nào để khuyến khích Coaching và Mentoring tại nơi làm việc

Khuyến khích Coaching và Mentoring tại nơi làm việc

Xây dựng văn hoá ủng hộ

Để thúc đẩy Coaching và Mentoring, điều quan trọng là xây dựng một văn hoá ủng hộ trong tổ chức. Tạo môi trường nơi mà việc hỗ trợ và đào tạo nhân viên được đánh giá cao và khuyến khích. Quản lý và lãnh đạo nên lập mục tiêu rõ ràng và công bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia vào quá trình Coaching và Mentoring.

Nhắm tới những người có kinh nghiệm cho chương trình Coaching và Mentoring

Xác định và hỗ trợ những nhân viên có kỹ năng và kiến thức phù hợp để đảm nhiệm vai trò coach và mentor. Đó có thể là nhà quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn hoặc những người có kinh nghiệm và thành công trong sự nghiệp. Đảm bảo rằng họ có khả năng và sẵn lòng hỗ trợ nhân viên mới hoặc những người muốn phát triển kỹ năng.

Tạo cơ hội gặp gỡ

Tạo cơ hội để nhân viên và người có kinh nghiệm gặp gỡ và tương tác với nhau. Điều này có thể thông qua việc tổ chức các buổi gặp gỡ, hội thảo hoặc chương trình giao lưu. Việc tạo dịp gặp mặt giữa các thành viên trong tổ chức sẽ giúp gia tăng sự gắn kết giữa các nhân viên

Thiết lập chương trình Coaching và Mentoring chính thức:

Để đảm bảo Coaching và Mentoring diễn ra có hệ thống và hiệu quả, tổ chức có thể xây dựng các chương trình chính thức. Thiết lập các kế hoạch, chương trình đào tạo và quy trình đánh giá để đảm bảo rằng quá trình Coaching và Mentoring diễn ra một cách cụ thể và đạt được mục tiêu nhất định. Tạo ra những hướng dẫn và tài liệu hỗ trợ cho cả coach và mentor cũng như coachee và mentee.

Khuyến khích nhân viên tự tìm kiếm sự giúp đỡ

Ủng hộ nhân viên trong việc tự đề xuất và tìm kiếm hỗ trợ từ người có kinh nghiệm. Điều này có thể thông qua việc khuyến khích nhân viên hỏi ý kiến, đề xuất ý tưởng hoặc xin trợ giúp khi cần thiết. Sự chủ động và quan tâm từ nhân viên đối với việc phát triển bản thân sẽ thúc đẩy sự hỗ trợ và tương tác tích cực giữa các thành viên trong tổ chức.

Đánh giá hiệu quả chương trình Coaching và Mentoring của công ty

Cuối cùng, đánh giá hiệu quả của các chương trình Coaching và Mentoring là vô cùng quan trọng. Dựa vào các kết quả này, tổ chức có thể điều chỉnh và cải tiến văn hoá Coaching và Mentoring để đạt được hiệu quả tốt hơn trong tương lai.

Đọc thêm: Các chỉ số đo lường Trải nghiệm nhân viên hiệu quả

Kết luận

Bằng cách khuyến khích Coaching và Mentoring, nhân viên sẽ cảm nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ tổ chức, từ đó tạo động lực và tinh thần làm việc cao. Từ việc xây dựng kỹ năng cho đến chia sẻ kinh nghiệm, văn hoá Coaching và Mentoring giúp tạo ra một môi trường học hỏi và phát triển liên tục.

Tóm lại, việc áp dụng văn hoá Coaching và Mentoring tại nơi làm việc không chỉ nâng cao trải nghiệm nhân viên mà còn giúp tổ chức phát triển và đạt được thành công bền vững trong thị trường cạnh tranh ngày nay. Hãy bắt đầu tạo ra một môi trường làm việc tích cực cho nhân viên của bạn ngay hôm nay!

Nếu bạn đang mong muốn tìm hiểu về trải nghiệm nhân viên để thu hút và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp, tham khảo khóa học Thiết kế và triển khai hành trình Trải nghiệm nhân viên xuất sắc của ACEX.