Trải nghiệm nhân viên là một khái niệm được quan tâm và đánh giá cao trong các doanh nghiệp hiện nay. Đó là một phần quan trọng trong việc xây dựng một môi trường làm việc tốt, thu hút và giữ chân nhân tài cho công ty.
Các bài viết mới nhất
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về trải nghiệm nhân viên và tại sao nó quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp.
Trải nghiệm nhân viên là gì?
Trải nghiệm nhân viên (Employee Experience) là hành trình của nhân viên đi cùng tổ chức, gồm các tương tác của nhân viên với tổ chức, từ khi gia nhập tới khi rời khỏi tổ chức.
Trải nghiệm nhân viên bao gồm các yếu tố như môi trường làm việc, văn hóa công ty, khả năng lãnh đạo, cơ hội đào tạo và phát triển, sự công nhận và khen thưởng cũng như sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Trải nghiệm tích cực của nhân viên đảm bảo rằng nhân viên cảm thấy có giá trị và được tôn trọng, dẫn đến cảm giác công ty là nơi họ thuộc về, thực thi công việc hướng mục đích và thúc đẩy sự hoàn thành trong công việc với chất lượng cao nhất.
Tại sao cần làm Trải nghiệm nhân viên?
Cần làm trải nghiệm nhân viên xuất sắc trong doanh nghiệp vì nó mang lại nhiều lợi ích quan trọng:
Giúp giữ chân nhân tài:
Một trải nghiệm nhân viên tốt giúp tạo sự hài lòng và động lực làm việc cho nhân viên. Những nhân viên cảm thấy hài lòng với công việc của mình sẽ có xu hướng ở lại lâu hơn và cống hiến cho công ty. Điều này giúp giữ chân nhân tài, giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Theo nghiên cứu của Peterson (2020), khả năng lưu giữ nhân sự mới tăng tới 82% nếu tổ chức có trải nghiệm hội nhập nhân sự mới xuất sắc. Ngoài ra, tỷ lệ biến động nhân sự cũng giảm 40% nếu công ty triển khai được trải nghiệm nhân viên xuất sắc.
Tăng năng suất làm việc:
Năng suất nhân viên có thể tăng gấp 1.5 lần nếu công ty có trải nghiệm nhân viên xuất sắc. Những nhân viên cảm thấy hài lòng với công việc của mình có xu hướng làm việc chăm chỉ và năng suất hơn. Trải nghiệm nhân viên xuất sắc giúp nhân viên cảm thấy được động lực và sự ủng hộ từ công ty, đóng góp vào việc cải thiện năng suất làm việc và tăng trưởng doanh nghiệp.
Cải thiện hình ảnh thương hiệu:
Trải nghiệm nhân viên tốt không chỉ ảnh hưởng đến nhân viên mà còn ảnh hưởng đến khách hàng và cộng đồng. Những nhân viên hài lòng với công việc của mình sẽ có xu hướng truyền cảm hứng cho khách hàng và người khác. Điều này giúp cải thiện hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp và tạo sự tin tưởng trong cộng đồng.
Tăng trưởng doanh nghiệp:
Trải nghiệm nhân viên tốt giúp cải thiện năng suất làm việc, giữ chân nhân tài và cải thiện hình ảnh thương hiệu. Tất cả những điều này đều đóng góp vào việc tăng trưởng doanh nghiệp và tạo ra lợi ích kinh tế cho công ty.
Theo nghiên cứu của Jacob Morgan, một số lợi ích kinh tế do trải nghiệm nhân viên xuất sắc mang lại bao gồm doanh thu trung bình tăng hơn 2.5 lần, doanh thu trên 1 nhân viên tăng hơn 2.9 lần, bình quân lợi nhuận tăng hơn 4.4 lần,…
Từ những nghiên cứu này, có thể thấy rõ rằng trải nghiệm nhân viên là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút và giữ chân nhân tài, cải thiện năng suất làm việc và tăng trưởng doanh nghiệp.
Trải nghiệm nhân viên có kiếm được tiền?
Đáp án là có.
Như đã dẫn chứng ở trên, trải nghiệm nhân viên xuất sắc có thể giúp tăng bình quân lợi nhuận lên đến gần 4.5 lần, doanh thu bình quân tăng hơn 2.5 lần,….
Trải nghiệm nhân viên tốt sẽ tạo ra một môi trường làm việc tích cực, tăng năng suất làm việc và giữ chân nhân tài cho công ty. Những nhân viên có trải nghiệm tốt thường sẽ cảm thấy được đánh giá cao và sẽ có xu hướng ở lại và đóng góp nhiều hơn cho công ty. Điều này sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh tốt hơn và thu hút khách hàng, dẫn đến sự phát triển và tăng trưởng của công ty.
Khi nào cần làm trải nghiệm nhân viên?
Trải nghiệm nhân viên xuất sắc là yếu tố cần thiết trong mọi doanh nghiệp, không phụ thuộc vào kích thước, ngành nghề hay loại hình kinh doanh của doanh nghiệp đó. Bất kể là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, khởi nghiệp hay doanh nghiệp đang phát triển, trải nghiệm nhân viên luôn là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài, cải thiện năng suất làm việc và tăng trưởng doanh nghiệp. Do đó, cần có chiến lược tốt để tạo ra một trải nghiệm nhân viên xuất sắc trong doanh nghiệp.
Các bước thiết kế trải nghiệm nhân viên xuất sắc
Để thiết kế trải nghiệm nhân viên xuất sắc, trước tiên cần trả lời một số câu hỏi sau:
- Tại sao trải nghiệm này lại quan trọng?
- Đối tượng nào là người tiêu dùng trải nghiệm này?
- Họ muốn đạt được điều gì từ trải nghiệm này?
- Làm thế nào để doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm này?
- Chúng ta nên cải thiện điều gì dựa trên phản hồi của người trải nghiệm?
Bao gồm những câu hỏi này trong quá trình thiết kế sẽ tạo ra sự hiểu biết sâu sắc hơn về nhu cầu, mong muốn và kỳ vọng của nhân viên. Việc sử dụng các kỹ thuật vay mượn từ “tư duy thiết kế” và “hành vi của người tiêu dùng”, phương pháp tiếp cận bốn bước được phát triển để giúp đưa tư duy Trải nghiệm của nhân viên vào thiết kế các hoạt động nhân sự như sau:
Bước 1: Hiểu “Lý do tại sao?”
Giai đoạn đầu tiên của phương pháp này tập trung vào việc xác định “Lý do tại sao” cho cả tổ chức và cá nhân.
Xác định lý do tại sao trải nghiệm nhân viên xuất sắc là vấn đề quan trọng và cần trong giai đoạn này. Điều này có nghĩa là tạo ra sự hiểu biết về trải nghiệm trải nghiệm nhân viên và tác động của nó đối với cấp độ cá nhân và cấp độ tổ chức.
Bước 2: Xác định “Đối tượng”
Khi xác định chắc chắn tồn tại lý do cho việc triển khai trải nghiệm nhân viên, giai đoạn tiếp theo tập trung vào việc hiểu người sẽ sử dụng trải nghiệm này – tức là chính những nhân sự của công ty.
Bước này được đánh giá dựa trên dữ liệu và được cung cấp thông tin chi tiết trong quá trình hình thành sự nhận biết. Nó dựa trên dữ liệu định tính và định lượng để xác định các yêu cầu về trải nghiệm nhân viên.
Bước 3: Xác định “Cái gì”
Khi đã xác định được “người dùng cuối” hoặc người sử dụng trải nghiệm, giai đoạn tiếp theo là xem xét những gì mà trải nghiệm yêu cầu. Giai đoạn này tập trung vào việc xác định các điểm chạm trong hành trình của nhân viên với tổ chức.
Giai đoạn này cần tạo ra các bản đồ trải nghiệm của nhân viên, nêu rõ trải nghiệm lý tưởng của họ tại mỗi điểm chạm bằng cách xem xét các phản ứng nhận thức, cảm xúc và hành vi:
- Nhận thức: Chúng ta muốn nhân viên nghĩ gì trong quá trình tương tác này?
- Cảm xúc: Chúng ta muốn họ cảm thấy như thế nào?
- Hành vi: Điều này được chuyển thành hành vi mong muốn như thế nào?
Bước 4: Xây dựng“như thế nào”
Giai đoạn này đòi hỏi phải lập bảng phân cảnh hoặc lập bản đồ trải nghiệm để hiểu những tương tác này xảy ra ở đâu và khi nào cũng như cách tương tác được tạo ra.
Sử dụng các điểm tiếp xúc làm cơ sở, các tương tác được chỉ định chi tiết hơn, thường xem xét các bước của quy trình, phác thảo tương tác hoặc hướng dẫn từng bước.
Trải nghiệm nhân viên ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với các tổ chức đang nỗ lực tìm cách cải thiện sự gắn kết của nhân viên, gia tăng năng suất và dựng văn hoá tổ chức mạnh. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức mới bắt đầu tiếp cận trải nghiệm nhân viên hoặc có nguồn lực hạn chế khi thực hiện triển khai chiến lược trải nghiệm nhân viên có thể gặp các khó khăn và thách thức, đặc biệt đối với các.
Khi đó, một trong các nguyên tắc giúp cho việc bắt đầu triển khai trải nghiệm nhân viên một cách an toàn và hiệu quả, đó là nguyên tắc Start small – bắt đầu từ việc nhỏ. Tham khảo chi tiết tại “Start mall” – Cách thức hiệu quả để triển khai Trải nghiệm nhân viên cho doanh nghiệp
Kết luận
Trải nghiệm nhân viên tốt sẽ tạo ra một môi trường làm việc tích cực, tăng năng suất làm việc và giữ chân nhân tài cho công ty. Điều này sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh tốt hơn và thu hút khách hàng, dẫn đến sự phát triển và tăng trưởng của công ty. Tạo ra một trải nghiệm nhân viên tốt là một đầu tư đáng giá cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của trải nghiệm nhân viên; tác động của nó tới tạo dựng tổ chức hiệu suất cao, văn hoá mạnh; cách thức thiết kế và triển khai trải nghiệm nhân viên xuất sắc là những nội dung sẽ có trong khóa học Employee Experience của ACEX. Tham khảo ngay!
Khóa học cài đặt văn hóa có chủ đích, phát triển tổ chức gắn kết - hiệu suất cao