Quản lý hiệu suất liên tục để tối ưu hiệu quả nhân viên

Trong thời đại công nghệ và tốc độ thay đổi chóng mặt, hệ thống đánh giá nhân sự truyền thống dần trở nên lỗi thời. Những buổi review hàng năm không còn đủ linh hoạt để phản ánh chính xác hiệu suất làm việc và giúp nhân viên phát triển. Quản lý hiệu suất liên tục – chính là giải pháp mới giúp doanh nghiệp tối ưu năng suất, gắn kết nhân sự và nâng cao năng lực cạnh tranh.
ACEX có giải pháp cụ thể cho bạn phía cuối bài viết

Quản trị hiệu suất liên tục là gì?

Quản trị hiệu suất liên tục Continuous Performance Management (CPM) là một hệ thống quản lý hiệu suất hiện đại, tập trung vào phản hồi liên tục, mục tiêu linh hoạt, và phát triển kỹ năng nhân sự. Khác với mô hình đánh giá truyền thống, CPM giúp doanh nghiệp theo dõi, điều chỉnh và cải thiện hiệu suất ngay khi cần thiết.

Những yếu tố cốt lõi của CPM:

– Check-in định kỳ: Các cuộc họp ngắn hàng tháng hoặc hàng quý giúp nhân viên định hướng và tối ưu công việc.
– Phản hồi theo thời gian thực: Nhận phản hồi ngay khi cần, giúp cải thiện hiệu suất nhanh chóng.
– Mục tiêu linh hoạt: Điều chỉnh linh hoạt theo thị trường và chiến lược kinh doanh.
– Phát triển liên tục: Nhấn mạnh vào học tập và nâng cao kỹ năng.
– Tự đánh giá và phản tư: Giúp nhân sự chủ động theo dõi tiến độ và cải thiện bản thân.

Lợi ích của Quản trị hiệu suất liên tục

1. Nâng cao sự gắn kết và động lực nhân viên
Nghiên cứu từ Betterworks cho thấy CPM có thể tăng mức độ gắn kết của nhân viên lên đến 58%, giúp họ cảm thấy được lắng nghe và trân trọng.
Tăng tỷ lệ giữ chân nhân sự. Betterworks cũng cho thấy, các tổ chức áp dụng CPM có tỷ lệ giữ chân nhân tài đạt 63%, cao hơn 41% so với những tổ chức không áp dụng.

2. Tối ưu hóa năng suất và hiệu quả công việc
Mục tiêu rõ ràng, phản hồi kịp thời giúp nhân viên làm việc tập trung hơn. Cập nhật thường xuyên giúp nhân viên có định hướng tốt hơn và làm việc hiệu quả hơn.

3. Cải thiện giao tiếp và sự minh bạch
CPM thúc đẩy đối thoại thường xuyên giữa quản lý và nhân viên, giúp giảm hiểu lầm và tạo môi trường làm việc cởi mở. Giúp nhân viên nhận phản hồi ngay lập tức, cho phép họ điều chỉnh và cải thiện hiệu suất nhanh chóng.

4. Kịp thời phản ứng với tình huống phát sinh
Phát hiện và giải quyết vấn đề sớm, cho phép quản lý can thiệp kịp thời trước khi trở nên nghiêm trọng.
Xử lý hành vi nhân viên hiệu quả hơn, giúp giải quyết các vấn đề về hiệu suất ngay lập tức, thay vì chờ đến kỳ đánh giá chính thức.
Ghi nhận và tôn vinh thành tích kịp thời khi tạo cơ hội để công nhận những đóng góp của nhân viên, giúp họ có thêm động lực làm việc. 

Đọc tiếp: Tips quản lý nhân viên làm việc kém hiệu quả

5. Xây dựng văn hóa học hỏi và phát triển liên tục
Khi phản hồi được chia sẻ thường xuyên, văn hóa học tập sẽ thấm nhuần vào tổ chức, tạo môi trường làm việc không ngừng đổi mới.

6. Giảm căng thẳng và áp lực
Quy trình đánh giá hàng năm thường tạo ra áp lực lớn cho nhân viên, trong khi CPM giúp họ giảm bớt lo lắng nhờ các cuộc trao đổi thường xuyên.

7. Thích ứng nhanh với thay đổi
Theo Betterworks, các công ty triển khai CPM có khả năng thích ứng với biến động cao hơn 47%. Căn chỉnh mục tiêu linh hoạt, cập nhật thường xuyên để đảm bảo phù hợp với chiến lược kinh doanh và các ưu tiên của doanh nghiệp.

8. Cá nhân hóa lộ trình phát triển của nhân viên
CPM cho phép quản lý điều chỉnh kế hoạch phát triển theo nhu cầu và định hướng nghề nghiệp riêng của từng cá nhân.

9. Ra quyết định dựa trên dữ liệu
Theo dõi hiệu suất liên tục tạo ra kho dữ liệu phong phú, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác hơn trong các vấn đề đào tạo, thăng tiến và khen thưởng. Trong một nghiên cứu về CPM trên 27 tổ chức, 91% báo cáo rằng họ có dữ liệu tốt hơn để đưa ra quyết định nhân sự.

“If you can’t measure it, you can’t improve it.” – Peter Drucker
Nếu bạn không thể đo lường nó, bạn cũng không thể cải thiện nó.

Thách thức khi triển khai Quản lý hiệu suất liên tục

Mặc dù Continuous Performance Management (CPM) mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc triển khai cũng gặp không ít thách thức. Dưới đây là những rào cản phổ biến mà doanh nghiệp có thể đối mặt:

1. Thay đổi tư duy lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp
Nhiều lãnh đạo vẫn quen với mô hình đánh giá hiệu suất truyền thống và do dự trong việc áp dụng CPM.
Văn hóa doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho việc phản hồi thường xuyên, đặc biệt là những tổ chức có hệ thống quản lý cứng nhắc.

2. Khả năng thích ứng của nhân viên và quản lý
Nhân viên có thể cảm thấy lo lắng khi phải liên tục nhận phản hồi, đặc biệt nếu không quen với việc này.
Quản lý cấp trung thường thiếu kỹ năng đưa ra phản hồi mang tính xây dựng và chưa quen với việc check-in thường xuyên.

3. Quản lý khối lượng thông tin phản hồi lớn
Phản hồi liên tục có thể trở nên quá tải nếu không có quy trình và công cụ quản lý phù hợp.
Cần có hệ thống lưu trữ và theo dõi thông tin phản hồi để đảm bảo chúng được sử dụng hiệu quả.

4. Tích hợp công nghệ và công cụ hỗ trợ
Doanh nghiệp cần đầu tư vào các nền tảng phần mềm để hỗ trợ quản lý hiệu suất liên tục.
Việc lựa chọn công cụ phù hợp với quy mô và văn hóa công ty không phải lúc nào cũng đơn giản.

5. Duy trì tính nhất quán và cam kết lâu dài
CPM đòi hỏi sự kiên trì và nhất quán, nếu không sẽ trở thành một quy trình hình thức, thiếu hiệu quả.
Nếu không có sự cam kết từ lãnh đạo và quản lý cấp trung, CPM dễ bị bỏ dở hoặc thực hiện không đúng cách.

6. Cân bằng giữa phản hồi liên tục và áp lực công việc
Nhân viên có thể cảm thấy áp lực nếu phản hồi được thực hiện theo cách kiểm soát quá mức thay vì hỗ trợ phát triển.
Cần đảm bảo rằng phản hồi có tính xây dựng và được thực hiện một cách hợp lý, không gây căng thẳng.

7. Đo lường hiệu quả của CPM
Doanh nghiệp cần xác định các chỉ số đánh giá phù hợp để đo lường hiệu quả của CPM.
Nếu không có dữ liệu rõ ràng về tác động của CPM, có thể sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì và cải tiến mô hình này.

Đọc tiếp: 6 nhóm hành động quan trọng để cài đặt văn hoá hiệu suất cao

Để vượt qua những thách thức này, doanh nghiệp cần có một kế hoạch triển khai rõ ràng và cách triển khai cụ thể, thống nhất cùng lãnh đạo.

Cách thức triển khai hiệu quả

1. Đảm bảo sự ủng hộ từ lãnh đạo
Lãnh đạo cần hiểu và ủng hộ quá trình chuyển đổi sang quản lý hiệu suất liên tục.
Cam kết của họ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thay đổi trong toàn tổ chức.

2. Xây dựng mục tiêu và khung đánh giá rõ ràng
Định nghĩa rõ ràng mục tiêu của CPM.
Thiết lập tần suất đánh giá, định dạng phản hồi và quy trình thiết lập, điều chỉnh mục tiêu.

3. Đào tạo quản lý và nhân viên về CPM
Cung cấp đào tạo về cách đưa ra và tiếp nhận phản hồi hiệu quả.
Hướng dẫn cách đặt mục tiêu linh hoạt và tổ chức các buổi check-in hiệu quả.

4. Thiết lập các cuộc họp check-in thường xuyên
Quản lý cần lên lịch các buổi họp 1:1 định kỳ với nhân viên.
Buổi họp tập trung vào tiến độ công việc, giải quyết khó khăn và điều chỉnh mục tiêu.

5. Xây dựng văn hóa phản hồi liên tục
Thúc đẩy văn hóa làm việc với phản hồi thường xuyên, mang tính xây dựng.
Kết hợp cả phản hồi tích cực và góp ý cải thiện để nâng cao hiệu suất.

6. Ứng dụng công nghệ để hỗ trợ CPM
Sử dụng các nền tảng phần mềm quản lý hiệu suất như Betterworks, FastWork, Digi-Work, MISA AMIS HRM, TopCV HR.
Áp dụng ( AI, phần mềm, nền tảng web, ứng dụng di động, chatbot, v.v.)  vào quy trình đánh giá để nâng cao độ chính xác và cung cấp feedback theo thời gian thực

7. Chuyển đổi từ mục tiêu dài hạn sang mục tiêu linh hoạt
Ưu tiên các mục tiêu ngắn hạn, có thể điều chỉnh linh hoạt theo nhu cầu kinh doanh.
Đảm bảo mục tiêu cá nhân gắn kết với chiến lược tổng thể của tổ chức.

CPM – Xu hướng tất yếu trong quản lý nhân sự hiện đại

Continuous Performance Management không chỉ là một phương pháp đánh giá mới mà còn là chìa khóa giúp doanh nghiệp xây dựng một đội ngũ vững mạnh, năng suất cao và sẵn sàng thích ứng với thay đổi.

Doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng chuyển đổi chưa?
Hãy bắt đầu với những bước nhỏ như tăng tần suất check-in và xây dựng văn hóa phản hồi tích cực. Thực hành ngay để tạo dựng một môi trường làm việc hiệu quả và bền vững!


Tham gia Cộng đồng Zalo của ACEX ngay để đón nhận, chia sẻ giá trị, kiến thức thực tiễn
về Văn hoá doanh nghiệp, Trải nghiệm nhân viên và Quản lý hiệu suất liên tục
Nhiều chuyên gia & doanh nghiệp đã tham gia – còn bạn thì sao?