Cách sử dụng mô hình ASK để đánh giá năng lực nhân sự

mô hình ASK để đánh giá năng lực nhân sự

Mô hình ASK (Attitude, Skills, Knowledge) là một công cụ đánh giá năng lực nhân sự độc đáo và hiệu quả, giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác khả năng và tiềm năng của nhân viên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình ASK, bao gồm khái niệm, yếu tố cấu thành và lợi ích của nó đối với doanh nghiệp, cùng nhưng cách sử dụng mô hình ASK để đánh giá năng lực nhân sự.

Mô hình ASK là gì?

Mô hình ASK, được phát triển dựa vào những ý tưởng nền tảng của Benjamin Bloom (1956), là một phương pháp đánh giá năng lực nhân sự dựa trên ba yếu tố quan trọng: Attitude (thái độ), Skills (kỹ năng) và Knowledge (kiến thức). Mô hình này cho phép các nhà quản lý và nhà tuyển dụng xác định được mức độ phù hợp của một ứng viên với vị trí công việc cụ thể.

Mô hình ASK có thể được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau trong quản lý nhân sự.

Tuyển dụng và lựa chọn ứng viên

Mô hình ASK có thể được sử dụng để đánh giá và lựa chọn ứng viên phù hợp cho một vị trí công việc cụ thể. Bằng cách xác định thái độ, kỹ năng và kiến thức của ứng viên thông qua mô hình ASK, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng ứng viên được chọn có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc và phù hợp với môi trường làm việc.

Đánh giá năng lực nhân viên hiện tại

Qua việc đánh giá các yếu tố thái độ, kỹ năng và kiến thức, doanh nghiệp có thể xác định điểm mạnh và điểm yếu của từng nhân viên, từ đó tạo ra các kế hoạch đào tạo và phát triển phù hợp để nâng cao hiệu suất làm việc và thúc đẩy sự nghiệp của nhân viên.

Định vị và phát triển sự nghiệp

mô hình ask

Mô hình ASK cung cấp một khung nhìn toàn diện về khả năng, kỹ năng và kiến thức của nhân viên. Điều này giúp doanh nghiệp định vị các vị trí công việc phù hợp với năng lực của từng nhân viên và tạo ra các kế hoạch phát triển sự nghiệp cá nhân. Bằng cách tăng cường các kỹ năng và kiến thức cần thiết, nhân viên có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp và góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Đào tạo và phát triển nhân viên

Mô hình ASK cung cấp một khung nhìn rõ ràng về những gì nhân viên cần phát triển để đạt được mục tiêu công việc. Bằng cách xác định các yếu tố chưa phát triển đầy đủ, doanh nghiệp có thể tạo ra các chương trình đào tạo và phát triển nhằm nâng cao năng lực và năng suất làm việc của nhân viên.

3 yếu tố trong mô hình ASK

Attitude – Thái độ

Mô hình ask - thái độ

Yếu tố Attitude (Thái độ/phẩm chất) trong mô hình ASK tập trung vào khía cạnh tình cảm và thái độ của nhân viên. Đây là cách mà nhân viên tiếp nhận và phản ứng với thực tế, đồng thời thể hiện thái độ và động cơ của họ đối với công việc. Thái độ/phẩm chất có thể được mô tả bằng nhiều từ khác nhau như trung thực, tinh thần khởi nghiệp, đam mê và tận tâm với nhiệm vụ. Tính toàn diện của thái độ/phẩm chất cần thiết để phát triển và đạt được thành công trong môi trường làm việc.

Các cấp độ đánh giá Attitude bao gồm:

Completely focused (tập trung cao độ): Nhân viên rất quan tâm đến quá trình đào tạo và sẵn sàng học hỏi.

Determined (quyết tâm): Nhân viên có tinh thần quyết tâm và phấn đấu hoàn thiện hơn nữa.

Interested (quan tâm): Nhân viên quan tâm đến việc đào tạo và cố gắng nâng cao kiến thức, kỹ năng họ còn thiếu sót.

Casual (bình thường): Nhân viên không quá quan tâm đến công tác đào tạo.

Uninterested (không quan tâm): Nhân viên hoàn toàn không quan tâm đến việc đào tạo.

Skill – Kỹ năng

mô hình ask - Kỹ năng

Yếu tố Skill (Kỹ năng) trong mô hình ASK tập trung vào khả năng thực hiện các thao tác và biến kiến thức thành hành động cụ thể và thực tế trong quá trình làm việc. Đây là khía cạnh quan trọng trong việc phát triển bản thân và đạt được thành công trong công việc. Các kỹ năng trong yếu tố Skill bao gồm kỹ năng quản lý thời gian, giao tiếp hiệu quả, lãnh đạo, quản lý dự án, phân tích dữ liệu và xử lý thông tin. Phát triển các kỹ năng này là yếu tố quan trọng để thành công trong công việc và đạt được mục tiêu cá nhân.

Các cấp độ đánh giá Knowledge bao gồm:

Highly skilled (Có tay nghề cao): Một nhân viên có kỹ năng xuất sắc và có thể hoàn thành công việc với một sai sót nhỏ nhất.

Proficient (thành thạo): Nhân viên có thể thực hiện các yêu cầu công việc một cách dễ dàng.

Practised (thực hành): Nhân viên có thể áp dụng các kỹ năng đã học vào công việc.

Developing (đang phát triển): Nhân viên đang bắt đầu học hỏi và phát triển các kỹ năng bổ sung.

Beginner (người mới bắt đầu): Nhân viên vẫn đang trong giai đoạn bắt đầu.

Knowledge – Kiến thức

mô hình ask - kiến thức

Yếu tố Knowledge (Kiến thức) trong mô hình ASK liên quan đến kiến thức chuyên môn và hiểu biết về lĩnh vực công việc. Kiến thức bao gồm những gì một người biết và hiểu về một lĩnh vực cụ thể, bao gồm cả kiến thức về quy trình làm việc, nguyên tắc hoạt động của ngành, công nghệ sử dụng và nhiều hơn nữa. Năng lực tư duy trong yếu tố Knowledge không chỉ bao gồm kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, mà còn bao gồm khả năng phân tích, đánh giá, suy luận, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy đòi hỏi sự cởi mở, tò mò và sáng tạo để tìm ra những cách giải quyết hiệu quả nhất cho các vấn đề phức tạp.

Các cấp độ đánh giá Knowledge bao gồm:

Chuyên sâu: Nhân viên hiểu rõ toàn bộ nội dung đào tạo.

Hiểu biết tốt: Nhân viên có thể đưa ra câu trả lời chi tiết, đầy đủ.

Hiểu biết cơ bản: Nhân viên có thể trả lời các câu hỏi đào tạo nhưng không cụ thể, rõ ràng.

Bình thường: Nhân viên có kiến thức nhưng không giải thích được các vấn đề đào tạo.

Không có kiến thức: Nhân viên không có bất kỳ kiến thức nào liên quan đến chuyên môn.

Nhằm phát triển toàn diện nhân viên, cần chú trọng đến cả ba yếu tố trong mô hình ASK. Thái độ/phẩm chất giúp xây dựng tinh thần đồng đội và sự cam kết với công việc. Kỹ năng hỗ trợ nhân viên thực hiện công việc một cách hiệu quả và đạt được kết quả. Kiến thức giúp nhân viên có sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực công việc và giải quyết vấn đề một cách thông minh và sáng tạo.

Ưu điểm của mô hình ASK đối với doanh nghiệp

Xác định khoảng cách kỹ năng của nhân viên

Mô hình ASK giúp doanh nghiệp định rõ khoảng cách giữa kỹ năng hiện tại của nhân viên và yêu cầu kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả. Bằng cách đánh giá và so sánh các kỹ năng hiện có với yêu cầu công việc, doanh nghiệp có thể nhận ra các lỗ hổng và khoảng cách trong kỹ năng của nhân viên. Điều này cho phép tổ chức tập trung vào việc cải thiện và phát triển các kỹ năng cần thiết để nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc.

Thúc đẩy và cải tiến trong tổ chức

Mô hình ASK thúc đẩy sự phát triển và cải tiến trong tổ chức bằng cách tạo điều kiện để nhân viên phát triển kỹ năng và kiến thức của mình. Đánh giá kỹ năng và kiến thức hiện tại, xác định các mục tiêu phát triển và cung cấp các khóa đào tạo và hoạt động phát triển phù hợp làm tăng cường năng lực và hiệu quả của nhân viên. Khi nhân viên cải thiện kỹ năng và kiến thức của mình, tổ chức cũng tăng cường khả năng cạnh tranh, sáng tạo và đáp ứng được yêu cầu thị trường.

Hỗ trợ tuyển dụng và sàng lọc ứng viên

Mô hình ASK hỗ trợ quá trình tuyển dụng và sàng lọc ứng viên bằng cách cung cấp một cơ sở khách quan để đánh giá ứng viên. Bằng cách xác định rõ yếu tố Attitude, Skills và Knowledge yêu cầu cho mỗi vị trí công việc, doanh nghiệp có thể so sánh các kỹ năng và kiến thức của ứng viên với yêu cầu công việc. Điều này giúp tối ưu hóa quá trình tuyển dụng, lựa chọn nhân viên phù hợp với vị trí và mục tiêu công việc, từ đó tiết kiệm thời gian, nguồn lực và tăng khả năng thành công trong quá trình tuyển dụng.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về cách sử dụng mô hình ASK để đánh giá năng lực nhân sự. Mô hình ASK đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra đội ngũ nhân sự chất lượng và tăng cường sự phát triển của doanh nghiệp. Bằng cách hiểu và áp dụng mô hình ASK một cách chính xác, doanh nghiệp có thể đạt được sự thành công và cạnh tranh bền vững trong thị trường lao động ngày nay.

Tìm hiểu thêm các mô hình đánh giá nhân sự nói riêng, mô hình quản lý nói chung tại khóa học Kỹ năng sinh tồn cho quản lý cấp cơ sở của ACEX,